Tương lai của nhà ở bền vững tại Nhật Bản: Phát triển mô hình Net-Zero

by admin

Ngành công nghiệp công nghệ ở Nhật Bản vẫn đóng vai trò quan trọng và dần chuyển sang xu hướng phát triển đi kèm tính bền vững, bao gồm việc sử dụng công nghệ để hướng tới mục tiêu không sử dụng năng lượng hóa thạch.

Tháng 4 năm 2014, Chính phủ Nhật Bản đã thông qua chính sách năng lượng nhằm khuyến khích các ngôi nhà không phát thải khí carbon – Zero Net Energy Houses (ZEH), định hướng thành tiêu chuẩn xây dựng nhà mới vào năm 2030.

Nhà ở Net-Zero không chỉ giảm tối đa lượng khí phát thải mà còn có thể tự tái tạo năng lượng để tiếp tục sử dụng. Kết hợp những đổi mới về công nghệ, Nhật Bản đang không ngừng hướng tới một tương lai xanh hơn, bền vững hơn. Nếu như trước đây, nhà ở tại Nhật Bản chỉ có hạn sử dụng 35 năm trước khi bị “đập đi xây lại” thì giờ đây, đất nước mặt trời mọc đang khai thác các nhà ở bền vững. Sự phát triển bền vững này hoàn toàn mang lại hiệu quả và đáng là thử nghiệm tuyệt vời cho tương lai của nhà ở tại Nhật.

Dưới đây là một ngôi nhà sinh thái đã có những cải tiến đáng kể về hiệu quả năng lượng như: sử dụng đèn LED để tiết kiệm điện, cách nhiệt và điều hòa không khí để giảm mức sử dụng năng lượng của hộ gia đình…

Sekisui House là một trong những công ty xây dựng nhà lớn nhất Nhật Bản, cũng là công ty tiên phong trong phong trào hướng tới nhà ở bền vững không sử dụng năng lượng. Sáng kiến ​​toàn cầu Green First Zero của công ty nhằm mục đích tự cung cấp năng lượng mà không phải giảm bớt tiện nghi, vì chúng được thiết kế để bù đắp việc sử dụng năng lượng, đồng thời đạt được mục tiêu cuối cùng là mức tiêu thụ năng lượng bằng không.

Năm 2015, tỷ lệ các ngôi nhà không có năng lượng ròng trên tất cả các ngôi nhà biệt lập Sekisui House mới được xây dựng đã tăng lên 74%.

MUJI House cũng là một trong những đơn vị hưởng ứng phong trào không sử dụng năng lượng, thể hiện bước đi táo bạo trong lĩnh vực kiến ​​trúc khi ra mắt Vertical House có trụ sở tại Tokyo, Nhật Bản. Ngôi nhà đáp ứng mọi nhu cầu của cuộc sống dân cư trong một khu đất nhỏ. Được thiết kế trong bối cảnh đô thị dày đặc của Tokyo, ngôi nhà tiền chế ba tầng không có tường và cửa bên trong, có cửa sổ lớn quay mặt về hướng Bắc để đón ánh sáng. Các tầng chia nhỏ và thiết kế sàn mở khuyến khích sự sự tương tác, kết nối và chuyển động.

Tương lai của nhà ở bền vững tại Nhật Bản: Phát triển mô hình Net-Zero
Vertical House | MUJI House
kienviet tuong lai cua nha o ben vung tai nhat ban phat trien mo hinh net zero 16
Vertical House | MUJI House

Sau khi ra mắt Vertical House, MUJI tiếp tục cho “lên kệ” một tập hợp không gian sống khác trong các “túp lều” tối giản ở quy mô khác nhau. Mỗi túp lều như một nơi trốn khỏi những ồn ào, mệt mỏi của cuộc sống. Có nhiều chất liệu để làm nên các túp lều này như túp lều bằng nhôm của Konstantin Grcic, lều nứa của Jasper Morrison và lều gỗ của Naoto Fukasawa.

Asagaya Light Eco House của KH Architects cũng là ví dụ điển hình về nhà ở tiết kiệm năng lượng tại Tokyo, Nhật Bản. Khi xem xét việc xây dựng cho ngôi nhà này, cần phải có độ kín khí cao và các thông số kỹ thuật cách nhiệt cao để toàn bộ không gian ba tầng có thể được sử dụng mà không phải chịu thêm áp lực về chênh lệch nhiệt độ. Ngôi nhà ứng dụng đáng kể các công nghệ sinh thái, chẳng hạn như tấm nhựa cách nhiệt cao, lớp cách nhiệt bổ sung và hệ thống thông gió để trao đổi nhiệt tổng thể, đảm bảo hiệu suất cách nhiệt cao.

Tương lai của nhà ở bền vững tại Nhật Bản: Phát triển mô hình Net-Zero
Asagaya Light Eco House | KH Architects
kienviet tuong lai cua nha o ben vung tai nhat ban phat trien mo hinh net zero 4
Asagaya Light Eco House | KH Architects

Mặc dù hướng đến việc xây dựng tiết kiệm năng lượng, nhưng không thể bỏ qua sự ấm cúng vốn có bằng cách sử dụng một số vật liệu gỗ trong ngôi nhà. Với những tính toán giảm tối đa phát thải, ngôi nhà đã cân bằng được cách sử dụng khoảng sáng và khoảng trống để cho phép gió, ánh sáng và nhiệt đi qua mà không phụ thuộc vào các thông số kỹ thuật của thiết bị.

“Nhà bền vững” (Transustainable House) của SUGAWARADAISUKE Architects cũng là một ví dụ khác về kiến ​​trúc nhà ở theo đuổi tính bền vững. Ngôi nhà đáp ứng bốn đặc điểm chính của nhà ở đô thị: diện tích xây dựng nhỏ, phong cách sống đa dạng, cập nhật liên tục cảnh quan thị trấn, và môi trường nhiệt nhân tạo.

kienviet tuong lai cua nha o ben vung tai nhat ban phat trien mo hinh net zero 21
Nhà bền vững | SUGAWARADAISUKE Architects
Tương lai của nhà ở bền vững tại Nhật Bản: Phát triển mô hình Net-Zero
Nhà bền vững | SUGAWARADAISUKE Architects

Ngoài ra ngôi nhà bền vững này được tính toán tính bền bỉ giữa nội thất và ngoại thất. Nếu như nội thất phản ứng với những chuyển đổi trong lối sống của cư dân thì ngoại thất lại phản ứng với những chuyển đổi xung quanh khu vực. Dự án đã tạo ra một diện mạo độc đáo nhưng vẫn có mối quan hệ chặt chẽ với bối cảnh xung quanh.

Dịch: Vũ Hương | Nguồn: Archdaily

Related Articles